Tình trạng trẻ sơ sinh lên mụn sữa không còn xa lạ với nhiều cha mẹ. Tuy mụn xuất hiện rồi sẽ lặn dần, không đáng ngại nhưng nếu không khắc phục kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ mắc các bệnh ngoài da rất nguy hiểm, khiến các mẹ trở tay không kịp.

Trẻ sơ sinh mọc mụn sữa là do đâu?

- Tình trạng trẻ sơ sinh lên mụn sữa thường gặp trong độ tuổi từ 4 tuần kéo dài đến 6 tháng tuổi. Bởi trong giai đoạn đầu cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra các kích thích tố dư thừa được chuyển sang cơ thể con. Lúc này tuyến dầu của trẻ bắt đầu phát triển, hình thành bã nhờn. Bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông ở tuyến ngoài da, dẫn đến hiện tượng mụn nhọt.


Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

- Lên mụn ở trẻ sơ sinh có thể do tình trạng da trẻ quá nhạy cảm, dễ bị kích ứng với môi trường hay quá trình vệ sinh, chăm sóc không đúng cách.

- Ngoài ra, việc thiếu máu, sức đề kháng hay miễn dịch kém cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lên mụn ở trẻ.

- Khi xuất hiện mụn, trẻ sơ sinh thường có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng nổi mụn không quá nguy hiểm cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó chỉ thật sự đáng quan tâm khi kéo dài trong một thời gian, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh ngoài da. Đặc biệt là nhiễm trùng huyết.

Triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh nổi mụn

Mụn ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể trẻ, tập trung chủ yếu ở những khu vực tiết nhiều mồ hôi như mặt, cổ, mông, đùi. Mụn có thể mọc thành chùm hoặc riêng lẻ, tại những nơi vi khuẩn gây bệnh nhiều. 

Đầu tiên, mụn thường bắt đầu với một chấm nhỏ, vết sưng màu hồng, hơi đau rát. Sau vài ngày, mụn to dần chứa đầy mủ bên trong, bao gồm các triệu chứng chính như:

- Đau rát, xung quanh mụn nhọt có tình trạng mềm nhũn.

- Khối mủ trung tâm của mụn có đầu màu trắng đục hoặc vàng.

- Mụn gây đau rát, khiến trẻ quấy khóc cả ngày.

Mụn gây đau rát, khiến trẻ quấy khóc cả ngày

Chủ quan khi trẻ sơ sinh mọc mụn khiến mẹ phải hối hận

Đa số, các bậc làm cha mẹ hiện nay đều khá chủ quan khi thấy con lên mụn, vì cho rằng đây là hiện tượng bình thường, chỉ vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, nhiều cha mẹ đã phải hối hận vì sự chủ quan này của mình.

Mẹ Bin than rằng: “Con mình hiện tại được 5 tháng tuổi. Vì lần đầu làm mẹ nên mình cũng không có nhiều kinh nghiệm. Bé nhà mình bắt đầu lên một vài nốt mụn sữa khi đang ở tháng thứ 2. Mình chủ quan cho rằng không sao nên đã bỏ qua. Nhưng vài ngày sau, tình trạng mụn vẫn không giảm, khiến bé quấy khóc cả đêm. 

Lúc này vợ chồng mình mới cho con đi khám thì bác sĩ bảo bé bị viêm da nặng do chăm sóc không đúng cách. Thật may vì mình đã cho con đi kiểm tra chứ nếu không, hậu quả bây giờ mình cũng không giám nghĩ tới”.

Cùng hoàn cảnh với mẹ Bin, chị Hoa - mẹ của 2 cu cậu kháu khỉnh cũng tâm sự một lần nhớ đời: “Đợt mới sinh bé thứ 2, ngay từ tuần tuổi đầu tiên bé đã lên vài nốt mụn. Ban đầu tưởng không có vấn đề gì lớn, có cho con bôi loại thuốc mỡ ngoài da mình hay dùng. Chẳng hiểu sao càng bôi thì mụn càng mọc nhiều hơn, kèm theo đó là tình trạng con sốt cao, ngủ li bì. 

Quá lo lắng, mình cho con lên viện ngay. Bác sĩ kiểm tra nói rằng, vi khuẩn từ các nốt mụn đi vào đường máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Nếu chỉ chậm một vài giờ nữa thôi là nguy cơ mất mạng rất cao. Trải qua một lần nhớ đời, từ đó trở đi mình không bao giờ chủ quan khi con mọc mụn nữa”.

Chủ quan khi trẻ sơ sinh lên mụn- Hậu quả khôn lường

Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh mọc mụn sữa

Trẻ sơ sinh lên mụn sữa thì nên làm gì, đây đang là thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa hiện nay. Khi con mình gặp tình trạng này, các mẹ có thể lưu ý, áp dụng một số biện pháp sau đây:

1. Khi trẻ sơ sinh nổi mụn cần được vệ sinh đúng cách

Giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, đúng cách. Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô cơ thể sau đó mới mặc quần áo. Lưu ý các mẹ không nên sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng diệt khuẩn khi trẻ đang lên mụn.

Đảm bảo sự thông thoáng, hạn chế tình trạng hăm tã, bí hơi bằng cách thường xuyên thay tã lót, quần áo cho trẻ. Ngoài ra cần giữ một môi trường sống trong lành, không có bụi bẩn cũng như các đồ dùng của trẻ luôn trong tình trạng sạch sẽ nhất, không có vi khuẩn.

Vệ sinh sạch sẽ trong quá trình trẻ lên mụn

2. Khi trẻ sơ sinh lên mụn sữa cần đảm bảo chế độ ăn uống an toàn

Nên duy trì cho trẻ bú mẹ, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Trường hợp mẹ ít sữa, phải dùng thêm sữa ngoài cần lưu ý chọn nhãn hiệu sữa uy tín, có các thành phần an toàn giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định. Nếu trẻ đang trong thời gian ăn dặm, mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn khó tiêu, mùi tanh như tôm, cua, cá.

3. Tuyệt đối không bôi bất cứ sản phẩm nào lên da khi xuất hiện mụn ở trẻ sơ sinh

Nếu có hiện tượng mụn ở trẻ sơ sinh, mẹ tuyệt đối không bôi bất cứ sản phẩm kem dưỡng da hay thuốc điều trị nào lên da trẻ. Các loại kem dưỡng của người lớn sẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến mụn xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ không nên chà xát hay chạm tay lên các nốt mụn, bởi việc làm này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

Tóm lại, trẻ sơ sinh lên mụn sữa không phải là tình trạng quá nghiêm trọng, mẹ chỉ cần chú ý theo dõi và chăm sóc bé sức khỏe cho bé đúng cách như chúng tôi hướng dẫn bên trên. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì khác, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!