Trẻ sơ sinh bị viêm da là một trong những bệnh phổ biến, thường gặp hiện nay. Vậy viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, phải làm sao để khắc phục kịp thời, không gây ra những hậu quả nặng nề sau này? Hãy cùng Mabio tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Viêm da ở trẻ sơ sinh bị là do đâu?
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và mỏng cùng với sức đề kháng kém khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Trẻ sơ sinh viêm da một trong những bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, đang nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay. Viêm da thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, khi da trẻ tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ sơ sinh viêm da
Viêm da cơ địa: Do di chuyền, sự thay đổi của khí hậu, thời tiết từ môi trường tự nhiên.
Vi khuẩn xâm nhập: Có đến 90% trẻ sơ sinh bị viêm da do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, các dụng cụ cá nhân, đò chơi của trẻ không được tiệt trùng, đảm bảo an toàn có thể gây viêm da ở trẻ.
Trẻ dị ứng với một số loại thực phẩm như tôm, cá, trứng, sữa….
Tình trạng hăm tã ở trẻ: Hăm tã là hiện tượng kích ứng da do tã lót. Một số loại tã lót, tã giấy thấm hút không tốt. Bé đi tiểu vệ sinh không được sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm da.
Những biểu hiện thường gặp khi trẻ sơ sinh bị viêm da
Thông thường, viêm da ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 giai đoạn chính là: Viêm da cấp tính, bán cấp và mãn tính. Giai đoạn cấp tính là giai đoạn đầu khi trẻ mới bị viêm da, các mẹ nên có hướng điều trị ngay. Bởi nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khó chữa trị hơn, có thể gây ra những hậu quả nặng nề sau này.
Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các nốt mụn nước trên làn da của trẻ, chủ yếu ở má và trán. Các nốt mụn mẩn đỏ thành từng vùng, gây phù nề, chảy nước khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
- Giai đoạn bán cấp: Da bắt đầu khô, ít phù và ít ngứa hơn.
- Giai đoạn mãn tính: Da bong tróc vảy, dày hơn và tình trạng ngứa tăng lên.
Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không đang là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Khi trẻ bị viêm da sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Trẻ hay khó chịu, quấy khóc cả đêm, ngủ không sâu giấc. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến trẻ không phát triển toàn diện cả về chiều cao và sức khỏe, dễ cáu gắt hơn.
Viêm da là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh sẽ không đáng ngại nếu có cách điều trị đúng và kịp thời trong giai đoạn đầu. Viêm da chỉ thật sự nguy hiểm khi để trong một thời gian dài, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, sẹo không thể chữa khỏi. Các vết viêm nhiễm ở quanh vùng mặt, cổ hay đầu – tập trung nhiều mạch máu, dẫn truyền xung thần kinh. Có thể gây ra tình trạng viêm tắc mạch não, nguy hiểm có thể làm mất mạng.
Viêm da ở trẻ sơ sinh phải làm sao?
Khi thấy các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện da liệu để được các bác sĩ thăm khám, có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách nhất. Tuyệt đối không để tình trạng bệnh quá nặng mới đưa trẻ đi khám, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ sau này. Để trả lời cho câu hỏi viêm da ở trẻ sơ sinh phải làm sao, các mẹ sẽ dựa vào từng giai đoạn viêm da của con để có cách khắc phục tốt nhất.
Trẻ sơ sinh bị viêm da khó chịu, quấy khóc cả ngày
Viêm da ở trẻ sơ sinh giai đoạn cấp tính và bán cấp tính
Đảm bảo da trẻ luôn được sạch sẽ, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng dung dịch Jarish để giảm đau, giảm tổn thương cho da trẻ. Ngoài ra dùng thuốc kháng sinh giúp an thần, chống ngứa, kháng khuẩn.
Viêm da ở trẻ sơ sinh giai đoạn mãn tính
Sử dụng các loại thuốc chống viêm, kháng khuẩn mạnh hơn điều trị dứt điểm tình trạng vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào đường máu, dẫn truyền lên thần kinh trung ương.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị viêm da
- Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm mỗi ngày cho trẻ.
- Tạo một môi trường thoáng mát, trong lành cho trẻ vui chơi. Hạn chế các đồ dùng, đồ chơi chưa được sát khuẩn hay lông thú tiếp xúc với da trẻ.
- Những ngày hè cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt.
- Thay tã thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng/lần. Ngoài ra cần chọn loại tã giấy thấm hút tốt, thông thoáng, mềm mại. Lưu ý không để trẻ mặc bỉm có nước tiểu hay phân quá lâu.
- Bôi kem dưỡng da để duy trì độ ẩm cho da trẻ suốt ngày dài. Lưu ý lựa chọn những loại kem dưỡng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên đảm bảo an toàn, không gây dị ứng trên da trẻ.
- Duy trì giấc ngủ, ổn định tâm lý của trẻ.
Những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng đã giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh viêm da. Hãy trở thành người mẹ thông thái, nuôi con khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất!
0 Nhận xét