Có rất nhiều yếu tố sinh lý ở trẻ sơ sinh mà chúng ta lại tưởng chừng như đó là bệnh lý. Nắm được những sinh lý bình thường của các con là gì, diễn ra như thế nào sẽ giúp các mẹ cảm thấy an tâm, bớt lo lắng hơn. Vậy các mẹ hãy cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Trẻ sơ sinh vàng da chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường

Bị vàng da là một trong những biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh thường gặp
Bị vàng da là một trong những biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh thường gặp

Vàng da có lẽ là dấu hiệu thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ tỏ ra rất lo lắng về hiện tượng này nhưng nhiều mẹ lại ung dư như một lẽ thường tình. Nguyên nhân là bởi vàng da nó tồn tại ở 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.


Hầu hết các bé đều chỉ bị vàng da sinh lý, đây là hiện tượng có đến 70 – 80% trẻ sơ sinh trải qua, do khi mới chào đời lượng canxi trong cơ thể bé bị thiếu hụt. Thường thì nó sẽ diễn ra khi bé ở giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi và sẽ tự hết đi mà không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến màu sắc da của trẻ sau đó.


Đối với vàng da bệnh lý thì số ít trẻ sơ sinh mắc phải. Mẹ nên nắm được các dấu hiệu để phân biệt với vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:


  • Vàng da nhẹ sẽ có dấu hiệu da hơi vàng ở mặt, thân mình nhưng trẻ vẫn bú tốt.
  • Vàng da nặng là da vàng sậm, lan xuống tay chân, bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm trong vòng 1, 2 ngày sau sinh. Thường dễ mắc ở những trẻ sinh non.

2. Sinh lý ở trẻ sơ sinh ai cũng thấy đó là lớp vảy trên da đầu

Da đầu nhiều mảng vảy là dấu hiệu sinh lý ở trẻ sơ sinh ai cũng gặp phải
Da đầu nhiều mảng vảy là dấu hiệu sinh lý ở trẻ sơ sinh ai cũng gặp phải

Khi con mới sinh ra, trong mấy tuần, thậm chí mấy tháng tuổi, ba mẹ thường thấy xuất hiện những mảng vảy trên da đầu con, ông bà xưa hay gọi là “cứt trâu”. Hầu hết đứa trẻ nào cũng gặp phải dấu hiệu này, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Chưa có một nghiên cứu nào giải đáp rõ ràng việc da đầu có những mảng vảy dó nhưng nó sẽ mất đi sau vài tháng. Vì thế đây cũng được xem như dấu hiệu sinh lý quá đỗi bình thường.


Để những mảng bám này “biến mất” nhanh trên da đầu con thì ba mẹ nên bôi dầu cho trẻ sơ sinh lên đầu 2 – 3 lần/tuần và tắm cho bé hãy dùng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng da dính vảy đó.

3. Trẻ sơ sinh thường có núm vú sưng to như hạt đậu

Việc trẻ sơ sinh bị sưng vùng vú sẽ không đáng lo nếu như không có dấu hiệu kỳ lạ kèm theo như những nốt đỏ, sốt,… Ngược lại nó hoàn toàn bình thường nếu như vùng núm vú của trẻ bị sưng như hạt đậu. Nó cũng sẽ tự hết sau 1 vài ngày.

Nguyên nhân là do các hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi và tác động trực tiếp lên con trong quá trình mang thai. Vì thế, núm vú của mẹ to lên và màu sậm lại thì của con cũng bị sưng đỏ lên.

4. Trẻ sơ sinh hay rướn người, vặn mình

Một trong những biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh là hay rướn người
Một trong những biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh là hay rướn người

Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 5, 6 khi ngủ thường hay rướn người, vặn mình. Đó là dấu hiệu sinh lý ở trẻ sơ sinh hết sức bình thường bởi nó thể hiện sự phát triển khỏe mạnh của con. Ngoài ra những hành động đó còn thể hiện con khá hiếu động và thích khám phá, bay nhảy. Tình trạng này sẽ tự hết khi con ngoài 4 tháng tuổi. Vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng!

5. Sinh lý ở trẻ sơ sinh thường gặp nữa là tự nhiên phát sốt

Có nhiều trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường ở ngoài bụng mẹ nên khi ra ngoài dễ bị phát sốt hay cảm cúm. Mẹ có thể cho con uống hạ sốt nếu trên 38,5 độ và sốt trong vòng 48h, liên tục lừ đừ, nôn ói. Tuy nhiên loại thuốc đó phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc uống tác dụng nhanh, liều thuốc là paracetamol 10 -15 mg cho bé nặng 1kg.

6. Hắt hơi liên tục ở trẻ sơ sinh chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường

Sinh lý ở trẻ sơ sinh cũng có thể là hắt hơi liên tục
Sinh lý ở trẻ sơ sinh cũng có thể là hắt hơi liên tục

Các mẹ thường nghĩ hắt hơi là dấu hiệu của cảm cúm. Thế nhưng nó lại chỉ là sinh lý ở trẻ sơ sinh. Thế giới cùng với không khí bên ngoài khiến con thấy lạ lẫm và mới mẻ, chúng nhạy cảm với tất cả mọi thứ. Nếu bé hắt hơi liên tục thì có thể chỉ là cố tình đẩy những hạt bụi vào không khí đi vào mũi. Vì thế, hãy để con phơi nắng dưới ánh mặt trời để hấp thụ vitamin D vào mỗi buổi sáng sớm, đừng lo lắng về việc hắt xì của con.


Mẹ chỉ nên lo lắng khi tiếng hắt xì kèm theo thở khò khè hay ho, khó chịu và ngứa cổ họng,… Khi đó mẹ hãy đưa con đi bác sĩ để khám vì những dấu hiệu đó giống với việc hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng.

MẸ CÓ BIẾT:


Để giúp con phòng tránh những bệnh lý và cải thiện những dấu hiệu sinh lý kể trên thì sữa mẹ đóng góp một phần rất quan trọng. Nó không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào mà còn giúp con tăng cường sức đề kháng. Vì thế, để con có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời hoặc lâu hơn có thể đến 2 tháng tuổi.


Để có nguồn sữa dồi dào, chất lượng sau khi sinh đến 18 tháng mẹ cần bổ sung sản phẩm Viên uống lợi sữa Mabio. Đây là sản phẩm giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ lên đáng kể. Bên cạnh đó giúp sản phụ hồi phục nhanh chóng sau sinh. Với 100% thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ hay lệ thuộc vào thuốc. Mẹ nên uống giãn cách và bổ sung theo tư vấn của dược viên.


Với các biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh mẹ không cần quá lo lắng vì một thời gian nó sẽ tự trở lại với quỹ đạo vốn có ban đầu của nó. Mong rằng với những chia sẻ trên của Mabio đã giúp các mẹ phân biệt được đâu là biểu hiện sinh lý bình thường, đâu là biểu hiện bệnh lý khác thường. Chúc các bé luôn vui vẻ và có thể phát triển một cách tốt nhất!