Tình trạng táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ rách hậu môn gây ra chảy máu khi đi vệ sinh. Lúc này mẹ nào chắc chắn cũng tá hỏa đi tìm cách chữa táo bón cho con.

Dưới đây là chia sẻ của một bà mẹ có con 3 tuổi bị táo bón lâu ngày và đã tìm ra cách chữa trị hiệu quả. Cùng tham khảo nhé các mẹ!

Chia sẻ của mẹ Phượng Anh cách chữa táo bón lâu ngày cho bé Tũn

Em vừa trải qua cả mấy tháng trời đánh vật với bệnh táo bón của con mà thấy như cơn ác mộng vậy các mẹ ạ, đúng là phải sinh con rồi mới biết làm mẹ khổ như thế nào. Em nghĩ chuyện con táo bón lâu ngày, có khi còn táo bón ra máu cũng chằng có gì xa lạ, nhưng chị em mình lại rất bối rối vì không biết bé bị táo bón phải làm sao. Nếu mẹ nào đang lâm vào cảnh này thì hãy thử tham khảo bài chia sẻ của em nhé!

Bé bị táo bón lâu ngày dính cả máu vì đi mẫu giáo

Bé Tũn, con em năm nay 3 tuổi, vừa cho đi mẫu giáo vì bố mẹ phải đi làm mà bà nội thì lại yếu, cháu đến tuổi ăn tuổi chạy không thể trông nổi. Mặc dù cũng xót con lắm nhưng chẳng làm thế nào được. Được cái con em bạo dạn, đi học không khóc, hôm nào cũng đòi đi học sớm để chơi với các bạn cơ.

Nhưng sau 1 tháng con đi mẫu giáo thì em thấy con ít đi ị hẳn, trước đây cứ đều đều ngày 1 lần, mà giờ 2, 3 ngày mới đi, em ép ngồi bô cũng chỉ ngồi chơi chứ không rặn, đến hôm đi được thì thấy phân hơi rắn hơn mức bình thường một tí. Biết là con táo bón rồi, nên em có bổ sung thêm rau với hoa quả cho con ở nhà, mỗi ngày đều xi cho con đi ị đều đều, nhưng con có vẻ không hợp tác lắm.

Đỉnh điểm nhất là hôm ấy, em cho con ngồi vào bô rồi đi nấu cơm, một lúc sau thấy con gào khóc ghê quá, tưởng có chuyện gì chạy vào xem thì con nức nở bảo con không ị được, rồi cứ thế khóc thôi. Em dỗ con nín, động viên con rặn thì cứ được vài hơi con mệt với đau nên lại không rặn nữa. Mẹ nào có con táo bón sẽ hiểu tình cảnh này nó khổ thế nào.

Về sau em lấy nước xà phòng loãng cho vào ống xi lanh, thụt cho con để con rặn dễ hơn, trộm vía cuối cùng con cũng ị được, nhưng phân lại dính máu, em nghĩ là do phân to và cứng quá nên hậu môn con bị rách, các mẹ cứ lên tìm trẻ bị táo bón ra máu sẽ biết. Sau hôm ấy, em động viên con ị đều nhưng con bảo rất đau nên lại nhịn.

Trước ở nhà con em không táo bón bao giờ cả, vì em luôn cho con ăn nhiều rau xanh, có thể con đi học với các bạn nên không chịu ăn rau hoặc ăn thứ gì đó lung tung. 

Hôm sau em đến lớp hỏi cô giáo thì cô có nói con hay cùng với các bạn nhặt quả bàng rụng ăn (quả này rất chát luôn), cô có mắng nhưng các con vẫn lén nhặt. Buổi trưa vì các cháu quá đông nên cô cũng không thể đút cơm cho từng cháu được, kết quả là con chẳng chịu ăn mấy rau.

(Em không hề có ý trách cô giáo các mẹ nhé, vì em cũng biết trẻ con rất nghịch ngợm, đến một mình mình chăm con còn thấy vất vả, làm sao các cô chăm được vẹn toàn cả mấy chục bé như thế, phải không các mẹ?).

Em có nhờ cô giáo để ý con, vì con đang bị táo bón, cô cũng hứa là sẽ chú ý để con uống nhiều nước và ăn nhiều rau hơn, nhưng những ngày tiếp theo con vẫn táo bón. Cứ mấy ngày mới đi vệ sinh, mà đi vệ sinh là khóc nước mắt nước mũi chảy nhễ nhại, thương con phát khóc mà không làm sao được. Mỗi lần con đi ị như vậy em đều phải dùng nước xà phòng thụt cho con, nghĩ vậy hoài cũng không ổn nên em đưa con đi khám.

Chữa táo bón lâu ngày cho bé, thật ra cũng vô cùng đơn giản

Bác sĩ bảo con vì nhịn đi ị lâu ngày với chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột nên mới bị táo bón như vậy, không cần phải uống thuốc gì nhiều vì con cũng còn rất nhỏ. Sau đó con được phát một hộp vitamin C, dặn về uống đều hàng ngày, trong vòng 2 tuần đầu con được uống thêm thuốc mềm phân nữa, để đi ị dễ hơn. Ngoài ra chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống là được.

Bây giờ em không thể nào xin nghỉ việc ở nhà chăm con, bà cũng không thể chăm cháu, nên em buộc phải nhờ cô giáo của con ở lớp. Buổi sáng em dậy sớm nấu cháo khoai lang, cháo bí đỏ, cháo chuối, cháo rau ngót, rau cải, mỗi ngày 1 món cháo để con không bị ngán. Cho con ăn sáng xong em đưa con đến trường, nhờ cô giáo buổi trưa hâm nóng cháo con con ăn, buổi chiều bổ sung 1 hộp sữa chua. Vì cô giáo biết con đang táo bón lâu ngày nên rất nhiệt tình giúp đỡ.

Bé nhà em rất thích bơ, nên em chịu khó cho con uống sinh tố bơ sữa mỗi buổi sáng để nhuận tràng. Buổi tối sau khi con ăn được 30 phút, em xoa bụng con theo hình vòng tròn xung quanh rốn, chiều từ phải sang trái khoảng 20 phút, cái này là bác sĩ chỉ cho em để kích thích hệ tiêu hóa của con. Em cũng rèn cho con thói quen đi ị vào 7 giờ tối hàng ngày, các mẹ cứ thử làm trong 2 – 3 tuần, chắc chắn con sẽ ị theo cữ đều như vắt chanh luôn.

Thế là em cũng mất vài tháng để đánh vật với bệnh táo bón của con đấy, thật ra cách chữa táo bón lâu ngày cũng không khó quá các mẹ nhỉ, trừ trường hợp bé nào bị táo bón do bệnh, cái này phải bác sĩ mới biết chứ mình không đoán bừa được các mẹ ạ.

(Chia sẻ của Mẹ Nguyễn Phượng Anh – Hải Phòng)

Lời khuyên từ Mabio dành cho mẹ khi trẻ bị táo bón

Mabio khuyên mẹ nên theo sát các hoạt động của bé khi ở nhà để xác định sớm bé có bị táo bón hay không? Xác định sớm sẽ giúp mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt giúp bé hạn chế tình trạng táo bón thêm nặng và có cách chữa trị kịp thời. Một số thông tin liên quan đến tình trạng táo bón ở trẻ sau hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ.

Khi bé bị táo bón mẹ phải làm sao?

  • Không nên tự ý điều trị táo bón cho trẻ bằng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, nên cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân cũng như tránh tình trạng nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

  • Bổ sung dinh dưỡng chữa nhiều  chất xơ, nhuận tràng cho trẻ như rau xanh, khoai lang, đu đủ chín, chuối chín,…

  • Cho trẻ uống nhiều nước

  • Đi vệ sinh ở một giờ cố định

  • Tích cực cho trẻ vận động, không nên để trẻ ngồi ở 1 tư thế quá lâu

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

  • Nếu trẻ trong thời gian bú sữa mẹ bị táo bón rất có thể là do mẹ dùng sữa công thức quá sớm, pha sữa quá đặc, không đúng liều lượng hoặc cho bé ăn dặm thiếu chất xơ.

  • Mẹ bị táo bón trong thời gian cho con bú thì trẻ cũng gặp phải tình trạng tương tự.

  • Trẻ lười ăn rau xanh, hoa quả, lười uống nước.

  • Nhịn đi vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa sắt và codein,… làm trẻ bị táo bón hơn bình thường.

Trẻ bị táo bón ra kèm máu và những nguy hiểm rình rập

Không chỉ là cơn đau đớn mỗi khi đi ị, trẻ bị táo bón ra máu nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm ở phần hậu môn, trực tràng như:

  • Viêm hậu môn: Hàng tỉ con vi khuẩn, vi nấm được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn và có thể xâm nhập, tấn công ngược lại cơ thể qua những vết nứt vùng hậu môn.

  • Nhiễm khuẩn máu: Các vết nứt chảy máu chưa phục hồi bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm khuẩn máu)

  • Trĩ: Phần tổn thương hậu môn bên trong (đám rối tĩnh mạch) giãn ra hình thành nên các búi trĩ. Nếu tổn thương ở bên trong hậu môn gây nên trĩ nội và ở bên ngoài hậu môn gây nên trĩ ngoại.

  • Ung thư trực tràng: Nếu tình trạng táo bón ra máu ở trẻ cứ tiếp tục kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị mắc ung thư trực tràng sau này.

Cách chữa táo bón lâu ngày cho trẻ hiệu quả

  • Với trẻ dưới 1 tuổi hãy xoa cơ thành bụng cho trẻ 3-4 lần 1 ngày theo chiều từ trái qua phải vào khoảng thời gian giữa 2 lần ăn.

  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng nhuận tràng, vitamin C. Lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Uống hỗn hợp nước muối: ¼ muỗng cà phê muối Epsom và cho 1/2 ly nước.

  • Cho bé uống 2 muỗng canh đường hoặc pha thêm với sữa cho bé trong đêm trước khi đi ngủ. Hôm sau bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc.

  • Dùng nước ép bắp cải, nước cam hoặc nước ép táo cũng giúp chữa táo bón cho trẻ hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể sử dụng hỗn hợp nước cà rốt ép và nước ép rau bina theo tỷ lệ 1:1 cho bé trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi chữa trị táo bón cho trẻ

Nhiều mẹ có thói quen bơm thụt xà phòng vào hậu môn để bé đại tiện dễ hơn. Điều này hết sức nguy hiểm vì sẽ khiến bé mất luôn cảm giác đi ngoài. Nếu mẹ đang cho con bú thì nên cho bé bú nhiều hơn thay vì dùng sữa ngoài. Với các mẹ bé đã ăn dặm có thể áp dụng những cách chữa trên, bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Trong một số trường hợp sau mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và chữa trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Trẻ bị táo bón lâu ngày, kéo dài trên một tuần, dù thay đổi chế độ ăn những vẫn không có tác dụng.

  • Trẻ bị táo bón ngay sau khi sinh, bụng chướng.

  • Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng táo bón ở trẻ cũng như có cách khắc phục hiệu quả, hạn chế tình trạng táo bón lâu ngày dẫn đến chảy máu, tổn thương sâu vùng trực tràng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, các mẹ hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!